Lẩu thuyền chài và rau

Những ngày se lạnh, cùng cả nhà quây quần bên nồi lẩu cá thuyền chài, nhâm nhi hương vị tươi ngon, nóng hổi của cá cùng các loại rau nhúng thì còn gì bằng.

Có tên gọi lẩu cá thuyền chài là sở dĩ, tương truyền, từ rất xa xưa, trong một gia đình anh ngư dân hiếu thảo nọ, mỗi bữa ăn có món Lẩu thuyền chài, anh đều gắp riêng miếng gan cá Song để mời cha mẹ, rồi mới chia phần dạ dày cá cho mình và các em, như để răn dạy nhau phải luôn giữ tấm lòng hiếu thuận dành cho bậc sinh thành.

Câu chuyện đầy tính nhân văn này được truyền khắp làng chài và trở thành văn hóa ứng xử trong bữa ăn của những người con miền biển nói riêng và của con người Việt Nam nói chung. Lẩu cá thuyền chài nó tượng chưng cho nét văn hóa kính trên nhường dưới. Và cũng theo chuyện xưa này, làng chài ấy ở Quảng Ninh.

Thông thường lẩu thuyền chài hay chọn loại cá vược, cá song hay trắm đen được cắt khúc bản to dày cỡ 2-3 cm. Để khi nhúng cá sẽ không bị nát và giữ được độ ngọt của cá.

Ngoài các loại rau thông thường thì không thể thiếu hoa chuối khi nhúng.

PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

– Cá vược (hoặc cá song, trắm đen): 3 kg

– Xương ống: 1 kg

– Cà chua: 5 quả

– Me: 2 quả (nếu thích)

– Mẻ: 1 túi nhỏ, ớt hiểm: 2 quả

– Gừng: 1 củ

– Rau sống, hoa chuối, cải canh, nấm

– Hành, răm, thì là

– Bún: 1 kg

– Gia vị: Bột canh, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn, sa tế.

PHẦN 2: CÁCH LÀM LẨU THUYỀN CHÀI

Bước 1: Cá vược làm sạch, cắt miếng vừa ăn. Xếp lên đĩa để riêng (để khử mùi tanh của cá bạn nên dùng giấm hoặc rượu trắng).

Bước 2: Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

Hành, răm, thì là rửa sạch rồi cắt khúc.

Bước 3: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn, cho 1/2 cà chua vào xào xơ, nêm 1 thìa bột canh. Phần mẻ hòa với ít nước rồi lọc lấy nước cốt. Ngoài ra bạn có thể thay mẻ bằng nước cốt me nếu thích.

Bước 4: Rau cải canh, hoa chuối, nấm rửa sạch ngâm nước muối loãng (ngoài ra bạn có thể dùng thêm nhiều loại rau bạn thích).

Bước 5: Phần chế nước dùng

Phần cà chua sau khi xào xơ thêm nước và đun sôi, cho mẻ và chút nước cốt me để nồi nước dùng có vị chua vừa phải, nêm gia vị vừa miệng. Sau đó tiếp tục thêm phần cà chua còn lại, cùng 2 thìa sa tế, ít gừng thái chỉ và đun sôi, khi thấy nồi nước dùng sôi hạ bớt lửa sau đó cho nước dùng ra nồi lẩu để riêng.

Bước 6: Đặt nồi lẩu cá ở giữa bên cạnh bày cá cùng các loại rau nhúng. Trời se lạnh cả nhà quây quần bên nồi lẩu nóng hổi thì thật là thích.

Chúc bạn thành công và ngon miệng cách làm lẩu thuyền chài nóng hổi hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *